Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện từ dũ mới nhất 2020
Cân nặng thai nhi là một trong những yếu tố phụ nữ mang thai quan tâm nhất. Quan sát bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế sẽ giúp bác sĩ xác định em bé có đang phát triển bình thường không. Từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc thời gian sinh để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi theo tuần
Muốn yên tâm hơn và có biện pháp bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp bé yêu phát triển tốt theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, mẹ bầu nên theo dõi những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến con sau đây:
- Tinh thần mẹ bầu không tốt khi mang thai, suy nghĩ nhiều và khóc dẫn đến tình trạng bé nhẹ cân.
- Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, ốm đau.
- Khoảng cách giữa các lần sinh con quá gần nhau, cơ thể mẹ chưa hồi phục khiến thai nhi bị ảnh hưởng đến cân nặng cũng như chiều cao khi còn trong bụng mẹ.
- Mẹ bầu tăng cân, giảm cân thất thường trong suốt thai kỳ.
- Bà bầu không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong quá trình mang thai khiến các con bị nhẹ cân.
- Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến tiêu chuẩn thai nhi theo tuần.
>>> Top phòng khám uy tín tại Bình Dương dành cho chị em
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế
Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo nghiên cứu của WHO (The World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế giới:
Bạn hãy đối chiếu các chỉ số của bé cưng ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu trên để kiểm tra xem bé có đang phát triển tốt hay không. Song bạn đừng lo lắng quá nhiều nếu kết quả cho thấy bé yêu của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đâu là lúc nên bận tâm về cân nặng của bé yêu vì như đã nói ở trên, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi theo từng tuần
Mẹ bầu có biết chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần được đo như thế nào không? Cách đo cụ thể như sau:
- Từ 8 – 19 tuần, bé sẽ được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của thai nhi bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo cho chính xác về cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được của bé gọi là chiều dài đầu mông.
- Từ tuần 20 – 42, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước và cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
- Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, các đường nét cuối cùng của bé được hình thành.
Những lưu ý giúp thai nhi có cân nặng chuẩn xác
Để bé yêu được phát triển một cách toàn diện về thể chất và trí não, mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là những mẹ nhẹ cân, tăng cân chậm trong quá trình mang thai.Bổ sung thêm sữa
Sữa có thể giúp tăng cân nặng của thai nhi trong bụng, theo đó, khi mẹ uống sữa đều đặn sẽ giúp bé tăng 41gam trọng lượng. Nếu như bé quá nhẹ thì mẹ nên tích cực uống nhiều sữa hơn để gia tăng cân nặng của thai nhi nhé!
Nguyên tắc ăn cho cả hai
Các mẹ hãy thực hiện nguyên tắc ăn cho cả hai, tuyệt đối không được ăn kiêng, nên ăn những gì bản thân thấy thèm để luôn đảm bảo mức tăng cân từ 9 đến 12kg. Tuy nhiên, cần hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,.. Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng về cân nặng của thai nhi, phụ nữ mang thai nên duy trì mức huyết áp ổn định.
Chú ý đến trọng lượng cơ thể
Nếu trọng lượng của thai nhi tăng nhanh, bà bầu nên thường xuyên tập luyện thể dục. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, vận động từ 30 phút/ngày sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không tăng quá nhiều hay quá ít.
>>> Xem thêm: [Góc review] Chữa bệnh phụ khoa, nam khoa hiệu quả ở Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một
Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?
Thai thừa cân có tốt không?
Thai nhi to là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ: bị hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của em bé không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Thậm chí, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng sau này hợp lý, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì rất khó cứu vãn, cùng với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…
Thai thiếu cân có sao không?
Nếu để tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, khi ra đời em bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.
>>> HỎI BÁC SĨ VỀ TÌNH TRẠNG BỆNH ĐANG GẶP Ở ĐÂY
Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng quá ít cân sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, các mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cao hơn vì thai quá to.
Tốt nhất, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình dao động cân nặng từ 10-12 kg trong suốt quá trình mang thai. Đối với những thai phụ mang thai đôi nên tăng từ 16-20 kg. Những mẹ bầu có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nếu bị thiếu cân so với mức chuẩn, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg. Trong khi đó, nếu mẹ thừa cân chỉ nên tăng khoảng 1kg từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5 nửa kg mỗi tuần là phù hợp.
>>> Top phòng khám uy tín tại Bình Dương dành cho chị em
Trên đây là bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện từ dũ mới nhất 2020 và những lời khuyên để giúp mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ nào sinh bé thiếu tháng, thừa cân thì cũng không nên quá lo lắng vì mẹ có thể điều chỉnh cân nặng của trẻ theo khẩu phần ăn hàng ngày nhé! Các mẹ nên theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn này để yên tâm và có những biện pháp bổ sung dưỡng chất cũng như sinh hoạt hợp lý giúp các bé yêu phát triển tối ưu nhất nhé!