[Góc chia sẻ] Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?
Chia sẻ: “Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không? Vì theo như mình được biết,có kinh là do trứng rụng, do đó, người phụ nữ có kinh thì không thể mang thai được. Nhưng mình không hiểu là vì sau chị họ của mình, không phát hiện ra là mình có thai vì vẫn có kinh đều. Sau đó, có mua thuốc về uống do cảm thấy mệt, nhưng không hết và đi bệnh viện thì bác sĩ chẩn đoán là mang thai. Sao lại có chuyện này hả mọi người. Liệu thai nhi có bị làm sao không?Mọi người chia sẻ giúp mình với.” – M.Nguyệt (27 tuổi, Thủ Đức)
Để giúp chị M.N, cũng như các chị em khác đang gặp phải trường hợp tương tự, có thể yên tâm hơn về vấn đề có kinh mà vẫn có thai nhưng không biết phải làm sao, thai nhi có bị ảnh hưởng gì hay không? Ngay sau đây các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một có một vài chia sẻ sau đây, chị em lưu ý nhé!
Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, thì kinh nguyệt là hiện tượng rụng trứng, do lớp màng trong tử cung bong ra hàng tháng khi chưa có trứng làm tổ ở tử cung, dẫn đến việc xuất huyết.
Nói cách khác, trứng rụng là dấu hiệu cho một kỳ kinh sắp tới. Trong trường hợp bình thường, sau khi thụ tinh thành công phôi thai sẽ được đưa tới màng trong tử cung, dẫn đến không thể rụng trứng.
Vì thế, trong thời gian mang thai kinh nguyệt thường sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, trên thực tế “Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?” vẫn có thể xảy ra, giống với thời gian có kinh của các chị em, nên cần đặc biệt lưu ý hơn.
Có thai nhưng vẫn có kinh là bị gì?
“Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?” - Thông thường khi mang thai chị em sẽ không có hiện tượng có kinh. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ mẹ bầu trong những tháng đầu có thể gặp phải các triệu chứng tương tự kinh nguyệt như: hơi đau bụng, mệt mỏi, đau lưng, chảy máu âm đạo (lượng máu rất ít), cáu gắt,…
Thậm chí, nhiều chị em gặp phải trường hợp máu ra ít, chỉ nhỏ giọt và có màu hồng hoặc nâu. Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do: nhiễm trùng, thai ngoài tử cung, máu báo thai, những thay đổi ở cổ tử cung, dấu hiệu sớm của sảy thai, vỡ tử cung, nhau tiền đạo,…
Vì thế, khi ra máu trong lúc có thai đó không phải là máu kinh, chị em cần nhanh chóng đến gặp ngay bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. Tránh trường hợp đáng tiếc, không mong muốn có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Quan hệ sau 6 ngày uống thuốc tránh thai hàng ngày có thai không?
Cần làm gì khi có thai nhưng vẫn có kinh?
Nếu chị em gặp phải hiện tượng “Có kinh nguyệt nhưng vẫn có thai”, đặc biệt là ở 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ nên cẩn thận và đến gặp trực tiếp bác sĩ sản khoa để sớm tìm ra nguyên nhân và hướng hỗ trợ thích hợp.
Đặc biệt, nếu tình trạng chảy máu kèm theo các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, bụng co rút mạnh liên tục, chóng mặt, ngất, máu có màu sắc bất thường,… hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cùng với đó, kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng theo đúng chỉ dẫn mà các bác sĩ đã đưa ra. Tránh sử dụng các chất kích thích, thức khuya, gây hại trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Với những lưu ý trên đây về câu hỏi: “Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?” hy vọng M.Nguyệt có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mà chị mình đang gặp phải. Theo đó, bạn cần nhanh chóng cùng chị đến cơ sở y tế để bác sĩ sớm kiểm tra và đưa ra lời khuyên, hướng hỗ trợ an toàn nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy mạnh dạn hỏi bác sĩ qua số: 0908 522 700 (Zalo) hoặc để lại câu hỏi ở MỤC TƯ VẤN để được tư vấn kịp thời.
>>>Xem thêm: Quan hệ khi có kinh có thai được không?